Năm 2021 là cột mốc quan trọng đối với lĩnh vực sáng tạo trí tuệ nhân tạo tại Châu Âu, khi NET (New Emerging Technology – Công nghệ mới nổi) và AI (Trí tuệ nhân tạo) đã xuất hiện khắp nơi trong các ngành công nghiệp: từ robot cắt cỏ, hệ thống điều khiển phương tiện, hình ảnh chụp và phân tích, in 3D, cho tới máy móc xây dựng và những dây chuyền sản xuất công nghiệp. AI còn xuất hiện trong những lĩnh vực khác như trong lĩnh vực hải quan, sử dụng AI như trong việc thẩm định sáng chế, thậm chí trong lĩnh vực nghệ thuật AI cũng có những thành công đáng kinh ngạc, chẳng hạn như bức tranh “Edmond de Bellamy” và bản giao hưởng thứ 10 của Beethoven. Nhưng AI không thể được coi là một nhà sáng chế với đầy đủ các quyền trước khi được các cơ quan sáng chế và Tòa án liên quan đến sáng chế công nhận. Quan điểm trước đây đều cho rằng AI sẽ không được coi là một nhà sáng chế với đầy đủ các quyền hợp pháp vì AI không phải một thực thể pháp lý. Đến cuối năm 2021, câu trả lời cho vấn đề này sẽ được đưa ra tại phiên tòa tiếp theo của Ủy ban kháng cáo châu Âu của EPO. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều thay đổi trong điều kiện pháp lý và chính trị cho các phát minh và đổi mới AI.
Tháng 12 năm 2018, Ủy ban EU, cơ quan đang tiến hành đưa ra những đổi mới trong khung pháp lý về AI, công bố kế hoạch phối hợp đầu tiên về AI, như một bản cam kết giữa các Quốc gia thành viên. Vào tháng 4 năm 2021, Ủy ban đã đưa ra một tuyên bố với mục tiêu rõ ràng là đưa châu Âu trở thành trung tâm toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Đây không chỉ là ý định, mà là một nhiệm vụ đối với châu Âu và các Quốc gia thành viên thông qua các đề xuất của Ủy ban châu Âu để châu Âu có thể tiếp cận với Trí tuệ nhân tạo qua những quy trình lập pháp thông thường, nhấn mạnh vào khả năng dẫn đầu của AI trong các lĩnh vực sản xuất, sức khỏe và các lĩnh vực cần sự linh động.

Khung pháp lý về sáng chế do AI sáng tạo ở châu Âu
Từ trước tới nay, việc cấp bằng sáng chế cho các thuật toán và phần mềm rất khó thực hiện, thậm chí không thể thực hiện được. Các áp dụng kỹ thuật trên máy tính có thể được cấp bằng sáng chế, nhưng các chương trình dành cho máy tính, mã nguồn hoặc thuật toán thì không. Tuy nhiên, trong năm 2021 có rất nhiều thay đổi đã diễn ra: ví dụ như việc mở rộng thẩm quyền của EPO (cơ quan hành pháp cao nhất dưới Hiệp định sáng chế Châu Âu – European Patent Convention – 3/2021) về những sáng chế liên quan đến việc sử dụng máy tính. Theo đó, ngay khi chương trình máy tính được ứng dụng thì kể cả những thay đổi kỹ thuật nhỏ nhất cũng được coi là những điểm mới về mặt công nghệ. Điều này đã mở ra khả năng bảo vệ độc quyền sáng chế cho thuật toán và các mô hình toán học.
IP5 và đánh giá khả năng cấp bằng sáng chế của AI
Việc đánh giá khả năng cấp bằng sáng chế của AI không chỉ là mối quan tâm của hệ thống pháp luật Châu Âu mà còn đối với cả các Cục sáng chế và các tòa án liên quan đến sáng chế khác. Họ tìm kiếm sự hợp tác trong lĩnh vực đổi mới NET/AI này: ví dụ như mối quan hệ chặt chẽ giữa EPO và Trung Quốc từ năm 2019; và gần đây, có một thỏa thuận giữa IP5 (năm cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ lớn nhất, xử lý 80% đơn đăng ký cấp bằng sáng chế trên toàn thế giới là EPO, JPO, KIPO, CNIPA và USPTO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới – WIPO. Những thỏa thuận luật pháp, kỹ thuật, chiến lược liên quan được mở rộng và hòa quyện nhất có thể. IP5 hướng đến việc phát triển một lộ trình toàn diện đối với sự phát triển chung về sáng chế trên thế giới.
Đăng ký cấp bằng sáng chế cho sáng chế do AI tạo ra
Luật sáng chế yêu cầu rằng đối với thuật toán hoặc một mô hình tính toán được cấp bằng sáng chế phải được thể hiện bằng các ứng dụng kỹ thuật cụ thể. Điều này giới hạn khả năng đăng ký sáng chế, nhưng đồng thời sẽ thúc đẩy sự sáng tạo.
EPO chỉ ra rằng những sáng chế được cấp bằng sáng chế phải là một sản phẩm áp dụng kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo (chứ không phải bản thân mô hình trí tuệ nhân tạo hay thuật toán). Khi đó, sáng chế là 1 sản phẩm hữu hình được áp dụng mạng nơ-ron bằng cách sử dụng card đồ họa (GPUs) hoặc là những chức năng xử lý song song. Sáng chế vì thế, về mặt tên gọi, là sự ứng dụng của AI thông qua những yếu tố kỹ thuật về hoạt động của máy tính.
Nguồn: MD
Biên tập: Thu Thảo