Tin tức về thỏa thuận cuối cùng liên quan đến Luật Bản quyền Châu Âu vừa qua đã thu hút nhiều sự chú ý của giới chuyên môn. Ngày 13 tháng 2, mặc dù văn bảnchính thức của đề xuất chưa được công bố nhưng những ý chính của dự thảo luật này vẫn gây tranh cãi đáng kểtrong nhóm ngành công nghiệp sáng tạo và internet.
Văn bản cuối cùng gặp phản đối quyết liệt về ở Điều 11 và thỏa thuận ở Điều 13 từ các công ty công nghệ. Theo bản dự thảo gần nhất, điều 11 hay còn gọi là “snippet tax”, yêu cầu các nền tảng internet phải được cấp phép để hiển thị các đoạn trích ngắn của các bài báo và nội dung trực tuyến trên kết quả của công cụ tìm kiếm.
Kathy Berry, luật sư hỗ trợ chuyên nghiệp tại công ty luật Linklaters ở London cho rằng, theo như sửa đồi, điều 11 sẽ không yêu cầu các trang báo phải trả phí giấy phép hoặc thay đổi mô hình kinh doanh nữa.
Quy định tại Điều 13 dấy lên lo ngại rằng các nền tảng internet sẽ được yêu cầu thực hiện các bộ lọc nội dung để phát hiện nội dung vi phạm. Mặc dù quy định là không bắt buộc các nhà cung cấp nền tảng sử dụng công cụ lọc, nhưng vẫn sẽ khiến họ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm nội dung trên trang web mà họ cung cấp nền tảng.
Bên cạnh đó, việc tải lên các nội dung có bản quyền vớimục đích trích dẫn, phê bình, đánh giá, biếm họa, nhại lại hoặc tác phẩm mô phỏng, vẫn sẽ được cho phép, có nghĩa là người dùng vẫn có thể tự do chia sẻ “gifs” và “meme”.
Trái lại, các đại diện nhóm ngành công nghiệp từ lâu vẫn luôn đã phản đối dự thảo luật bản quyền. Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông (CCIA), có các thành viên bao gồm Google, Facebook, Amazon và e-Bay, cho biết thỏa thuận này đã đánh mất cơ hội cải cách cân bằng và tương lai của EU. CCIA cho biết luật pháp sẽ gây không ít thiệt hại cho việc đổi mới nền tảng online, mở rộng quy mô và hạn chế các quyền tự do trực tuyến ở Châu Âu.
Francine Cickyham, giám đốc phụ trách các vấn đề công cộng cao cấp tại công ty luật Bird & Bird cho rằng cả ngành công nghiệp sáng tạo và nền tảng trực tuyến sẽ vẫn còn có nhiều thắc mắc về áp dụng thực tế liên quan đến thỏa thuận này.
Trần Thị Ánh Tuyết (Bản tin Sở hữu trí tuệ)