Theo Cristina Duch, chuyên gia sở hữu trí tuệ, mặc dù Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu luật bản quyền từ tuần trước, các sửa đổi gây tranh cãi vẫn sẽ không có hiệu lực theo luật pháp của các quốc gia thành viên cho đến năm 2021.
Franz Gernhardt, cố vấn cấp cao tại Bird & Bird, lưu ý rằng Marques đã lên kế hoạch phiên họp về cải cách bản quyền với ý định rằng dự thảo ban đầu của luật bản quyền sẽ được đưa ra thảo luận.
Tuy nhiên, vì Quốc hội ban đầu từ chối ban hành luật bản quyền vào tháng bảy nên vẫn chưa có thời gian chính xác để ban hành luật bản quyền.
Duch nói rằng Quốc hội sẽ thương thảo với Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu để xác định luật bản quyền – dự thảo cuối cùng.
Từ một góc nhìn lạc quan, điều này có thể xảy ra vào năm tới, tại thời điểm đó Quốc hội sẽ có một cuộc bỏ phiếu cuối cùng về việc chấp thuận hiện đại hóa các quy tắc bản quyền. Duch nói thêm rằng, một khi luật được phê chuẩn, các nước thành viên EU có thể sẽ được cấp hai năm để áp dụng luật pháp quốc gia cho phù hợp.
Theo Gernhardt, các điều khoản chính gây ra mối quan tâm cho Quốc hội vào tháng 7 là các điều 11 và 13, và “phần lớn những lời chỉ trích đã được đưa ra đã được giải quyết”. Ví dụ, khái niệm “thuế liên kết” trong điều 11, sẽ buộc các nền tảng internet trả tiền cho các nhà xuất bản trước khi sử dụng các đoạn nội dung báo chí, sẽ không áp dụng cho việc sử dụng ấn phẩm báo chí và phi thương mại. Điều 13 trình bày và xây dựng trong bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua tuần trước. Ông thêm rằng điều 13 bây giờ dài hai hoặc ba trang, làm cho nó trở thành “một trong những điều khoản lớn nhất mà tôi từng thấy trong bất kỳ hoạt động lập pháp nào – đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”. “Điều 13 sẽ áp dụng cho các dịch vụ chia sẻ nội dung trực tuyến, thay vì là các nhà cung cấp chia sẻ thông tin khác, và các cơ chế sửa đổi được giải thích thêm trong bản dự thảo được thông qua tuần trước”.
Schumacher lưu ý rằng luật bản quyền có thể ảnh hưởng đến chủ sở hữu nhãn hiệu, vì thương hiệu hoặc yếu tố nhãn hiệu có thể được bảo vệ bản quyền — chẳng hạn như logo hoặc slogan.
Trong khi đó, Peter Schramm, một chuyên gia về luật bản quyền, nói rằng có một “mức độ chắc chắn không cao” đối với một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành đồ nội thất, do thiếu sự hài hòa của các khía cạnh nhất định của luật bản quyền ở EU. Schramm giải thích: “Ngành công nghiệp đồ nội thất có những thiết kế hiện đại và thiết kế cổ điển. Bảo vệ thiết kế bao gồm đồ nội thất “cổ điển” (trái ngược với các cải tiến hiện đại) hiện đã hết hạn, do các mô hình cổ điển đã được hình thành từ hơn 25 năm trước. Thiết kế đồ nội thất cổ điển bây giờ phải được bảo vệ bởi bản quyền để đảm bảo rằng các thương hiệu có thể chiến đấu chống lại việc bị sao chép, Schramm nói. Điều 17 của chỉ thị thiết kế (98/71/ EC) cho phép mọi thiết kế có thể được bảo vệ theo luật thiết kế cũng đủ điều kiện để bảo vệ theo luật bản quyền. Tuy nhiên, cách thức bảo vệ này đang được cân nhắc, bao gồm cả mức độ độc đáo cần thiết, được xác định bởi mỗi quốc gia thành viên.
Kết quả là các chủ thương hiệu trong ngành công nghiệp đồ nội thất đấu tranh để đáp ứng điều kiện chứng minh tính độc đáo, vì ngưỡng này khác nhau giữa các quốc gia thành viên.
Ngô Việt Dũng (Bản tin Sở hữu trí tuệ)
Nguồn hình ảnh: Pixabay