Vào ngày 27/10 vừa qua, Thượng viên châu Âu đã đồng ý thông qua một số điều luật mới về việc đăngkí và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho rượu mạnh. Chỉ trong năm 2017, mặt hàng này đãcung cấp việc làm cho hơn 1 triệu người cùng với tổng giá trị xuất khẩu lên đến11 triệu bảng Anh (12,5 triệu đô la Mĩ).
Trong năm 2016, Ủy ban châu Âu EU đã đưa ra mong muốn sửa đổi những điều khoản trong bộ luật của mình về rượu mạnh được đăng kí chỉ dẫn địa lý, và quá trình đàm phán đã kết thúc vào ngày 27 tháng 11 năm 2018.
Dưới ảnh hưởng của những điều khoản mới, tên đăng kí cho những sản phẩm này phải “rõ ràng” hơn để đảm bảo rằng người tiêu dùng được sử dụng những mặt hàng chính hiệu. Những thương hiệu rượu mạnh được đăng kí chỉ dẫn địa lý như: Cognac, Irish Cream, Genever, và Ouzo cũng sẽ nhận được sự bảo vệ tốt hơn trong việc đăng kí của những thương hiệu tương tự, cũng như khi những đồ uống này được sử dụng như nguyên liệu sản xuất.
Phil Hogan đến từ Ủy ban nông nghiệp và phát triển nông thôn châu Âu nói rằng ông rất tự tin về hiệu quả của những thay đổi này trong việc ủng hộ sự phát triển của châu Âu.
SpiritsEurope, một tổ chức đại diện cho ngành xuất nhập khẩu rượu mạnh của châu Âu, nói rằng những đổi mới này có ảnh hưởng rất tích cực và sáng tạo đến hơn 240 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó là việc xuất hiện một hệ thống nhận biết những mặt hàng giả, kém chất lượng. Chủ tịch của SpiritsEurope – Ulrich Adam – cũng rất ủng hộ hành động này của ủy ban châu Âu EU cũng như khẳng định hiệu quả của bộ luật này: “Bộ luật mới sẽ hỗ trợ các mặt hàng nông nghiệp, bộ phận lớn nhất của ngành xuất nhập khẩu.”
Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra một điểm yếu của bộ luật mới: việc không cho phép có những cập nhật và thay đổi đối với những mặt hàng đồ uống có cồn, rằng điều này có thể gây ra những vấn đề trong thực tiễn, vì những thay đổi là cần thiết khi phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn.
Ủy ban châu Âu EU nói rằng cần phải có sự chấp nhận hoàn toàn đến từ hội đồng và thượng viện châu Âu để những thay đổi này được chính thức đi vào hoạt động.
Trong một diễn biến khác, hiệp hội rượu Scotch Whisky cũng đưa ra tuyên bố về việc đăng kí thành công chỉ dẫn địa lý cho rượu Scotch Whissky ở Indonessia. Sản phẩm này cũng chính thức được coi là sản phẩm của Scotland trên hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Tạ Tuấn Cường (Bản tin Sở hữu trí tuệ)
Nguồn hình ảnh: Pixabay