Starbucks và Nestlé bắt tay nhau để tạo “liên minh cà phê toàn cầu” bằng một thỏa thuận li-xăng chéo trị giá 7,15 tỷ đô la, điều này được Starbucks công bố vào ngày 6/5/2018. Theo đó, Starbuck cấp phép sử dụng độc quyền sản phẩm của họ gắn với thương hiệu thực phẩm và đồ uống nổi tiếng Nestlé của Thụy Sĩ.
Với 7,15 tỷ đô la Nestlé được độc quyền bán và phân phối cà phê, trà và nước ép đóng hộp của Starbucks trên toàn thế giới. Chuỗi cà phê của Mỹ sẽ là người lãnh đạo “cuộc chơi” của liên minh toàn cầu này, Starbucks tuyên bố hai công ty sẽ “làm việc chặt chẽ với nhau về chiến lược đổi mới và tiếp cận”. Benjamin Koch, luật sư của Lubberger Lehment (Đức) đánh giá đây là giá trị “cao không ngờ” đối với một hợp đồng li-xăng và có thể là một trong những thỏa thuận cao nhất về li-xăng nhãn hiệu.
Ông nói thêm rằng, vì li-xăng bị hạn chế và chỉ được cấp cho một số sản phẩm Starbucks nhất định, giá trị của hợp đồng thậm chí còn bất thường hơn trong hoàn cảnh này.
Paul Tjiam, quản lý liên kết tại văn phòng Simmons & Simmons ‘Amsterdam, cho rằng “có rất nhiều thách thức trong các hợp đồng li-xăng trên toàn thế giới, và điều này có nghĩa rằng Nestlé sẽ phải đối phó với tất cả các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể phát sinh đi cùng với việc khai thác một nhãn hiệu nổi tiếng”.
Tjiam nói thêm “tác động của sở hữu trí tuệ đối với Starbucks khác với Nestlé. Là một công ty li-xăng nhãn hiệu của mình cho bên thứ ba, luôn có nguy cơ bên nhận li-xăng không chăm sóc đúng nhãn hiệu” Koch đồng tình và nói “Starbucks chắc chắn sẽ theo dõi chất lượng của các sản phẩm được bán mang nhãn hiệu của mình”. Ông giải thích rằng các hợp đồng li-xăng như thế này có xu hướng bao gồm “các điều khoản chất lượng toàn diện cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu kiểm soát chất lượng hàng hóa bán theo nhãn hiệu của mình”.
“Hợp đồng li-xăng này có thể sẽ giúp các luật sư và người quản lý thương hiệu của cả hai công ty bận rộn,” Koch dự đoán. Tjiam đã xác định ba thách thức chính mà Starbucks và Nestlé sẽ phải đối mặt liên quan đến xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ trong thỏa thuận cấp phép, và ông nói rằng có thể có “nhiều hơn”.
Đầu tiên, Starbucks và Nestlé có nền tảng và văn hóa doanh nghiệp rất khác nhau. Tất nhiên, cả hai đều có quan điểm khác nhau về cách thương hiệu Starbucks nên được tiếp thị.
Thứ hai, Starbucks nên đảm bảo có thể can thiệp nếu Nestlé không chăm sóc đúng đắn nhãn hiệu. Tjiam cho biết các hợp đồng như thế này thường bắt đầu rất tích cực, nhưng “khi soạn thảo một hợp đồng li-xăng quyền sở hữu trí tuệ, điều quan trọng là phải sắp xếp để bảo vệ thương hiệu Starbucks”.
Thứ ba, sắp xếp thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong một hợp đồng như vậy là “nổi tiếng khó khăn”, Tjiam lưu ý, và “bên nào được phép làm gì trong trường hợp vi phạm” phải được xác định. Điều này cũng sẽ khác nhau giữa quốc gia nơi các công ty đang hoạt động bởi xung đột pháp luật, thêm một lớp phức tạp hơn nữa.
Koch nói thêm rằng các bên tham gia một hợp đồng li-xăng độc quyền thường thương lượng công ty nào giải quyết và trả tiền cho vấn đề hàng giả. Tuy nhiên, điều này có thể là “khá khó khăn” do quyền lợi của bên cấp li-xăng để kiểm soát việc thực thi nhãn hiệu và mức độ tin tưởng bên được cấp phép để giải quyết các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Một phát ngôn viên của Nestlé xác nhận rằng đây là một hợp đồng li-xăng với các khoản thanh toán tiền phí sử dụng, nhưng cho biết công ty không có thêm ý kiến nào để đưa ra nội dung chính xác của hợp đồng này.
Phạm Quang Hưng (tổng hợp)