• Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ
Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
IPC.NET.VN
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
IPC.NET.VN
No Result
View All Result
Home Tin quốc tế

SOUNDGARDEN VÀ NHỮNG TRANH CHẤP VỚI “GÓA PHỤ” CỦA CHRIS CORNELL

SOUNDGARDEN VÀ NHỮNG TRANH CHẤP VỚI “GÓA PHỤ” CỦA CHRIS CORNELL
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Chris Cornell nổi tiếng với ca khúc “You know my name” – nhạc phim James Bond phần Casino Royale”. Anh được biết đến nhiều nhất với vai trò là ca sĩ chính của 2 ban nhạc rock nổi tiếng Soundgarden và Audioslave. Cùng với các nhóm nhạc của mình, Chris Cornell từng giành được 2 trong tổng số 14 lần đề cử giải Grammy và nhiều giải thưởng khác.

Sau khi Chris Cornell tự tử vào năm 2017 bởi chứng trầm cảm, giữa các thành viên còn lại của ban nhạc Soundgarden gồm Kim Thayil, Matt Cameron, Ben Shepherd và vợ của nam ca sĩ là Vicky Cornell đã xảy ra nhiều tranh chấp nhưng đặc biệt phải kể đến sự việc tranh chấp bản quyền và quyền sở hữu các tài khoản mạng xã hội.

Năm 2019, cô đã đệ đơn kiện các thành viên còn lại của ban nhạc và người quản lý của họ về quyền đối với một số bài hát chưa được phát hành của Soundgarden. Vicky đã cáo buộc các thành viên còn lại của Soundgarden đang cố tình trục lợi “hàng trăm nghìn đôla” tiền bản quyền từ những bài hát của người chồng quá cố, cho rằng số tiền này đáng ra phải thuộc về cô và gia đình.

Vụ việc cuối cùng đã được giải quyết vào đầu tháng 4 khi Thẩm phán phán quyết rằng không có bằng chứng nào cho thấy các thành viên còn sống của ban nhạc đang chiếm giữ bất kỳ khoản tiền bản quyền từ Cornell.

Vụ việc trên được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tranh chấp về quyền sở hữu các tài khoản mạng xã hội gần đây. Các thành viên cùng cựu quản lý mảng kinh doanh Rit Venerus của Soundgarden đã đệ đơn lên Tòa án Washington D.C, cáo buộc Vicky Cornell đã tự ý đổi mật khẩu để chiếm quyền sở hữu các tài khoản Facebook, Twitter, Instagram, Vimeo, YouTube, Snapchat, Tumblr, Top Spin và thậm chí Pinterest của ban nhạc.

Đơn kiện cũng cho biết Vicky Cornell còn tự ý giành quyền kiểm soát các tài khoản từ nhóm quản lý trước đây của Soundgarden là Patriot Management, để chúng trong “trạng thái bị bỏ quên” và không cập nhật cho người hâm mộ bất cứ thông tin nào về những hoạt động mới nhất của nhóm.

Các tin khác

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

BÁO CÁO CHỈ SỐ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI: Đơn đăng ký nhãn hiệu tăng đột biến trong năm 2020 bất chấp dịch bệnh trên toàn cầu

Trong thời gian bị “phong sát” khỏi các tài khoản, các thành viên của ban nhạc đã phải lập một tài khoản mạng xã hội riêng, đặt “bí danh” là New Dragons, để tiếp tục đăng tải và cập nhật các hoạt động của Soundgarden cho đến nay.

Cuối cùng, các thành viên của Soundgarden đã giành lại quyền kiểm soát các tài khoản mạng xã hội sau cuộc chiến pháp lý kéo dài.

Thông tin này được Soundgarden chính thức công bố trong một thông báo trên Facebook ngày 16 tháng 6. Đây cũng là thông báo đầu tiên do các thành viên còn lại của Soundgarden trực tiếp đăng tải kể từ thời điểm cuối năm 2019. Bài đăng thông báo rằng từ ngày 15 tháng 6 năm 2021, họ đã đi đến thỏa thuận tạm thời sẽ chuyển giao trang web và các tài khoản mạng xã hội của Soundgarden cho các thành viên còn lại của ban nhạc cùng các quản lý của họ, Red Light Management. Các bên mong muốn những tài khoản mạng xã hội sẽ được dùng cho việc tưởng nhớ những thành tựu và âm nhạc của Soundgarden, đồng thời tiếp tục tôn vinh di sản của Chris.

Bên cạnh đó, trong một tuyên bố được đăng tải riêng rẽ vào ngày 16 tháng 6, Soundgarden kêu gọi người hâm mộ ngừng đăng những bình luận mang tính soi mói, chỉ trích, hay những tin đồn mang “thuyết âm mưu” đối với cố ca sĩ Chris Cornell và các thành viên gia đình của anh.

 

Huỳnh Hà (theo NME)

 

Content Protection by DMCA.com
Previous Post

PEWPEW và nguy cơ bị “đánh cắp” thương hiệu cá nhân

Next Post

Hành trình sở hữu trí tuệ của Thế vận hội Olympic

Next Post
Hành trình sở hữu trí tuệ của Thế vận hội Olympic

Hành trình sở hữu trí tuệ của Thế vận hội Olympic

Họa sĩ Việt Nam đấu giá bức tranh ngàn đô trên sàn NFT

Họa sĩ Việt Nam đấu giá bức tranh ngàn đô trên sàn NFT

  • Xem nhiều
  • Comments
  • Mới nhất
Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

28 Tháng Sáu, 2021
Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

29 Tháng Sáu, 2021

Tranh chấp nhân vật trong “Thần đồng đất Việt” đã đi đến hồi kết

29 Tháng Sáu, 2021
Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

28 Tháng Sáu, 2021
「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

0

Xây dựng thương hiệu dựa vào tài sản trí tuệ: lời khuyên của các chuyên gia

0

Taylor Swift bị cấm biểu diễn âm nhạc của chính mình

0
Trung Quốc phản đối các cáo buộc “ăn cắp” tài sản trí tuệ

Trung Quốc phản đối các cáo buộc “ăn cắp” tài sản trí tuệ

0
「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

28 Tháng Một, 2022

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

28 Tháng Một, 2022
Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

24 Tháng Mười Hai, 2021
Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

14 Tháng Mười Hai, 2021
Xem tất cả

TIN MỚI NHẤT

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

28 Tháng Một, 2022

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

28 Tháng Một, 2022
Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

24 Tháng Mười Hai, 2021
Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

14 Tháng Mười Hai, 2021
  • Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ

Nội dung được phát triển bởi: IPCOMMUNICATION TEAM

Đăng ký kinh doanh số: 0106317310

Địa chỉ: F101, Trường Đại học Ngoại thương, số 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tel: +84 24 629 197 81

Email: info@ipc.net.vn

Người chịu trách nhiệm về nội dung: Bà NGUYỄN THU HƯƠNG

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 2422 do Sở Thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội cấp ngày 24/06/2021

Ghi rõ nguồn ipc.net.vn khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia

Ghi rõ nguồn ipc.net.vn khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này