Ngày 12 tháng 12, Tòa Phúc thẩm Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết về vụ kiện vi phạm bản quyền của ReDigi. ReDigi là một thị trường kỹ thuật số trực tuyến, nơi người dùng bán lại các bản sao kỹ thuật số được mua hợp pháp, chẳng hạn như các bài hát.
Trước đấy, tháng 1 năm 2012, Virgin Records và Capitol Records đã kiện ReDigi vi phạm bản quyền tại Tòa án Hoa Kỳ vì cho rằng ReDigi tạo điều kiện cho việc bán lại trái phép các tài liệu được bảo vệ bản quyền của họ. Đến năm 2016, tòa án đã ủng hộ các công ty thu âm, trao bồi thường thiệt hại 3,5 triệu đô la và ra lệnh ReDigi ngừng hoạt động dịch vụ bán lại.
ReDigi cho rằng việc kinh doanh của họ là hợp pháp theo học thuyết “fist sale”, theo đó người mua sản có quyền bán, trưng bày hoặc định đoạt sản phẩm đó. ReDigi cũng nói thêm, dịch vụ của họ chỉ chuyển các tệp chứ không tạo ra một bản sao được ủy quyền. Tuy nhiên điều này đã bị tòa án bác bỏ.
Tòa án cũng phát hiện ra rằng việc lưu trữ tập tin kỹ thuật số trên máy chủ của ReDigi đã tạo ra một bản sao tái tạo và dịch vụ của ReDigi không đủ điều kiện sử dụng hợp pháp các tài liệu được bảo vệ bản quyền.
Theo như phán quyết, các sản phẩm sao chép của ReDigi sẽ được bán lại trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với những người sáng tạo ban đầu của sản phẩm.
Trần Thị Ánh Tuyết (Bản tin Sở hữu trí tuệ)
Nguồn hình ảnh:ReDigi