Tên “Neuschwanstein” có thể được coi như một nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý? Đây là một lâu đài nổi tiếng của Đức, được Vua Ludwig II của Bavaria cho thiết kế và xây dựng ở bang Bavaria. Nhà nước đã nộp đơn đăng ký tên của lâu đài như là một nhãn hiệu tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ (bao gồm nhóm 3, 8, 14,16, 18, 21, 25, 28, 30, 32, 36, 38 và 44) và đơn đăng ký được EUIPO thông qua vào ngày 22 tháng 7 năm 2011.
Hiệp hội Liên bang Quà tặng lưu niệm Bundesverband đã đệ đơn khiếu nại yêu cầu hủy bỏ đăng ký này. Một câu hỏi lớn được đặt ra rằng liệu tên của lâu đài có mô tả về nguồn gốc địa địa lý của hàng hóa và dịch vụ. Hiệp hội đã đưa vụ án ra trước Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu (CJEU).
Ngày 6 tháng 9 năm 2018, Tòa án châu Âu đưa ra quan điểm nhãn hiệu này không phải là chỉ dẫn địa lý đồng thời tòa án tuyên bố các sản phẩm liên quan hay các sản phẩm cho tiêu dùng hằng ngày được bán làm quà lưu niệm gắn với tên của lâu đài không làm cho tên đó trở thành đặc điểm thiết yếu và mô tả những sản phẩm đó.
Lâu đài Neuschwanstein được biết đến không phải là vật kỷ niệm mà là kiếntrúc độc đáo của nó và nó không được coi là mô tả về chất lượng hay đặc trưng thiết yếu trong mắt của công chúng biết đến. Hơn nữa, những sản phẩm này được bán xung quanh lâu đài và công chúng thông qua sự gắn liền với tên của lâu đài để phân biệt các hàng hóa và dịch vụ đó với những hàng hóa dịch vụ được cung cấp từ những nơi khác.
CJEU đã quyết định người nộp đơn làm một hồ sơ cho biết về sự tiếp thị của bên thứ ba có một dấu hiệu giống hoặc tương tự vẫn có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu hợp pháp.
Như vậy, Bavaria có thể duy trì và sử dụng hợp lệ quyền sở hữu nhãn hiệu “Neuschwanstein” và cấp giấy phép cho việc bán đồ lưu niệm liên quan đến lâu đài nổi tiếng.
Huỳnh Thị Hà (Bản tinSở hữu trí tuệ)
Nguồn hình ảnh: Pixabay