• Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ
IPC.NET.VN
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
  • Newsletter
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
  • Newsletter
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Góc chuyên gia

Li-xăng chéo không hoàn toàn chỉ có lợi ích

Li-xăng chéo không hoàn toàn chỉ có lợi ích

Nguồn ảnh: Internet

Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Chúng ta đã biết những lợi ích không thể phủ nhận của hợp đồng li-xăng chéo hay thỏa thuận cấp phép chéo (cross licensing agreement) giữa các công ty sở hữu tài sản trí tuệ khác nhau. Nhờ những hợp đồng này, không chỉ nhà sản xuất mà ngay cả những người tiêu dùng cũng được lợi. Các công ty thì có thêm những khoản doanh thu béo bở từ việc phát triển những sản phẩm mới có sử dụng công nghệ của đối phương, còn người tiêu dùng thì được trải nghiệm những sản phẩm được tích hợp tài sản trí tuệ khác nhau. Li-xăng chéo là cách thức nhiều công ty lựa chọn để hạn chế xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, do đó những thỏa thuận liên tiếp được hình thành giữa những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft và Dell hay Xiaomi và Nokia.

Tuy nhiên, không có điều gì là hoàn hảo, luôn tiềm ẩn các nguy cơ bên cạnh những lợi ích mà giải pháp này mang lại. Hợp đồng li xăng chéo cũng có những hạn chế nhất định mà các bên tham gia phải cân nhắc cẩn thận trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng. Các nguy cơ đến từ sự khác biệt về địa lý, giá cả, khách hàng hay thị trường phát sinh từ quy chế cấp bằng độc quyền, các thỏa thuận trao đổi công nghệ quốc tế giữa các nhà sản xuất đã hạn chế việc phát triển các công nghệ mới. Việc chiếm đoạt hay lạm dụng gây bất lợi đến việc chuyển giao công nghệ là các nguy cơ tiềm ẩn khiến các công ty cần cân nhắc. Trong vòng 40 năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến không ít những vụ tranh chấp kéo dài và tốn kém giữa các công ty công nghệ về li-xăng chéo, điển hình là vụ việc giữa Intergraphic Corporation và Intel Corporation vào năm 1999. Vụ kiện tụng này nổi tiếng đến mức nó đã được Carl Shapiro – giáo sư đại học California sử dụng để nghiên cứu về việc thực thi các hợp đồng li xăng chéo về công nghệ.

Những người khổng lồ về công nghệ không chỉ tiên phong trong việc sáng chế ra công nghệ hữu ích, họ cũng là những nhà kinh doanh rất thông minh. Ngay từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, Intel – nhà sản xuất các bộ vi xử lý cao cấp hàng đầu thế giới – đã ký thỏa thuận li-xăng chéo với Intergraph Corporation, theo đó công ty này sẽ tạo ra những trạm máy tính sử dụng những bộ vi xử lý của Intel, thỏa thuận giữa hai bên cho phép Intergraph được quyền tiếp cận với bí mật kinh doanh rất hữu ích khi thiết lập các dòng máy tính sử dụng chip Intel, cùng với những mẫu cải tiến mới nhất của những bộ vi xử lý mới nhất của Intel. Vào thời điểm đó Intergraph trở thành đối tác rất có giá trị của Intel.

Trên thực tế, chưa rõ Intel thu được lợi ích gì từ thỏa thuận này nhưng ngay sau đó, hãng đã bị chính đối tác của mình kiện ra tòa với cáo buộc rằng những bộ vi xử lý của Intel đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Intergraph. Những cuộc đàm phán liên tiếp được thiết lập nhưng không đem lại kết quả mong muốn mà chỉ dẫn đến sự rạn nứt ngày càng lớn trong mối quan hệ giữa hai bên. Intel ngay sau đó đã rút lại những quyền lợi đặc biệt mà Intergraph đã được hưởng. Điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vào lúc đó của Intergraph. Hãng này đã quyết không để cho Intel có thể rút lại thỏa thuận một cách dễ dàng. Intel sau đó cũng khẳng định rằng hành động của mình không dẫn đến sự độc quyền, làm hại đến sự cạnh tranh của bất kỳ thị trường liên quan và hãng cũng đề nghị phía Tòa án không can thiệp và ủng hộ Intergraph trong vụ tranh chấp giữa hai bên.

Sau một cuộc điều tra kéo dài vài tháng, vào tháng 6 năm 1998, Ủy ban Thương mại Liên Bang (Federal Trade Commission – FTC) đã dẫn chiếu luật chống độc quyền và kết luận Intel đã có hành vi vi phạm khi rút lại thỏa thuận với Intergraph. Chủ tịch của FTC đã nói rằng đây là hành động cưỡng chế chống độc quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ được ghi nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới vào lúc đó. Vụ việc này cũng thu hút được sự chú ý của giới truyền thông, một phần cũng là bởi trong khoảng thời gian đó, Microsoft cũng bị kiện chống độc quyền. Các nhà bình luận thì lại đưa ra các quan điểm trái chiều hoài nghi quyết định của FTC, bởi Intel chủ yếu hướng vào khách hàng hơn là đối thủ cạnh tranh.

Vụ việc gây xôn xao suốt một thời gian dài đến nay đã dần chìm vào quên lãng và chỉ còn được nhắc đến trong những bài nghiên cứu về sở hữu trí tuệ. Tưởng rằng các hãng công nghệ đã có cận trọng hơn và sẽ không đi vào vết xe đổ của Intel nhưng mới đây, những vụ tranh chấp mới liên quan đến cross-licensing giữa hai trong số những nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới lại phát sinh. Giữa năm 2016, Huawei đã kiện Samsung ra tòa với cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho màn hình tinh thể lỏng (LTE) . Theo khiếu nại của hãng điện thoại Trung Quốc, Samsung đã thất bại trong việc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp lý cho Huawei, nhưng lại tiếp tục sử dụng chúng trong tất cả các thiết bị LTE của mình. Vụ tranh chấp này có vẻ là hậu quả của một cuộc đàm phán cấp phép thất bại. Những thông tin chi tiết hơn về cuộc đàm phán giữa Huaweii và Samsung vẫn còn được giữ bí mật, nhưng những cuộc nói chuyện gần đây giữa hai bên đã không giải quyết được vấn đề. Càng bất ngờ hơn khi hai tháng sau đó, Samsung tiếp tục bị kiện với cáo buộc tiếp theo cũng liên quan đến vi phạm bằng sáng chế liên quan đến các giải pháp kỹ thuật cho thiết bị hiển thị đầu cuối được cấp cho Huawei hồi năm 2011.

Các tin khác

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

1 năm trước

Video games – Bảo hộ Sở hữu trí tuệ như thế nào?

2 năm trước

“Bẫy nhãn hiệu” và các cách thức xử lý

2 năm trước

Đầu năm 2017, Tòa án đã phán Huawei thằng kiện và Samsung phải bồi thường 11,6 triệu đô la Mỹ. Các tài liệu tại tòa án do Huawei cung cấp có liên quan đến 30 triệu thiết bị đã được bán ra với giá trị khoảng 12,7 tỷ USD. Trong danh sách các thiết bị vi phạm có tổng cộng khoảng 20 loại điện thoại thông minh và máy tính của Samsung, bao gồm cả Galaxy S7. Samsung chưa đưa ra bình luận chính thức nào sau quyết định của tòa án Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy thỏa thuận li-xăng chéo (cross-licensing) cũng không phải là một quyết định hoàn toàn mang đến thành công và lợi ích cho các bên tham gia. Thỏa thuận này chỉ có thể giúp cho các bên tránh được kiện tụng với một giới hạn nhất định. Hoạt động về sau liên quan đến các quyền cấp phép chéo cần được xem xét kỹ, nếu không, khả năng tranh chấp xảy ra luôn hiện hữu trước mắt.

TamTran (IP Attorney)

Content Protection by DMCA.com
Previous Post

Eagle Boys Pizza (Úc) – Thương hiệu mạnh từ nền tảng tài sản trí tuệ

Next Post

World cup có khả năng sẽ biến mất khỏi màn ảnh nhỏ?!

Next Post
Có thể đăng ký nhãn hiệu “BLUE” hay không?

World cup có khả năng sẽ biến mất khỏi màn ảnh nhỏ?!

“Let’s Get It On” bị đạo nhạc

“Let’s Get It On” bị "đạo nhạc"

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Xem nhiều
  • Comments
  • Mới nhất
Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

26 Tháng Mười Hai, 2018
Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

24 Tháng Một, 2019
Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

9 Tháng Mười, 2018
“Bẫy nhãn hiệu” và các cách thức xử lý

“Bẫy nhãn hiệu” và các cách thức xử lý

29 Tháng Sáu, 2019
Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

0
Bản tin Sở hữu trí tuệ số 2 tháng 5/2018

Bản tin Sở hữu trí tuệ tháng 12/2017

0
Việt Nam – Singapore: tăng cường hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ

Việt Nam – Singapore: tăng cường hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ

0
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể quít vàng Bắc Sơn

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể quít vàng Bắc Sơn

0
Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

20 Tháng Một, 2020
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận bưởi Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

31 Tháng Mười Hai, 2019
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể

31 Tháng Mười Hai, 2019
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

31 Tháng Mười Hai, 2019

HỎI/ĐÁP

  • Ngày 15/1/2008, Công ty tôi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu “Falihu” và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu số 268956 vào ngày 27/11/2010. Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu của chúng tôi đã hết hiệu lực vào ngày 15/01/2018. Tuy nhiên, chúng tôi đã quên mất không làm thủ tục gia hạn. Bây giờ, chúng tôi có thể tiến hành thủ tục gia hạn được hay không?

    Theo quy định tại điểm 20.4.b thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

    Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

    Vì vậy, tại thời điểm hiện tại Công ty có thể tiến hành thủ tục gia hạn. Lệ phí gia hạn sẽ phụ thuộc vào phạm vi đăng ký của Nhãn hiệu và thời gian nộp muộn

    Content Protection by DMCA.com
  • Công ty tôi hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang. Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, nên chúng tôi đang có dự định mua lại Nhãn hiệu thời trang của “Momefa” Công ty Thời đại. Để được sở hữu Nhãn hiệu Momefa, chúng tôi có cần phải làm thủ tục gì tại cơ quan nhà nước hay không?

    Việc trước tiên Công ty nên kiểm tra xem Nhãn hiệu Momefa của Công ty Thời Đại đã được bảo hộ hay đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa.

    Trong trường hợp Nhãn hiệu Momefa đã nộp đơn đăng ký và đang trong giai đoạn xử lý hồ sơ, Công ty sẽ tiền hành thủ tục chuyển giao đơn đăng ký Nhãn hiệu

    Trong trường hợp Nhãn hiệu Momefa đã được bảo hộ (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu), Công ty sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu trí

    Hồ sơ bao gồm:

    • Tờ khai đăng ký
    • Hợp đồng đăng ký chuyển giao/ chuyển nhượng
    • Đơn đăng ký Nhãn hiệu/ Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu/

    Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao/ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian sửa chữa thiếu sót).

    Content Protection by DMCA.com
Xem tất cả

TIN MỚI NHẤT

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

Thách thức pháp lý trong việc bảo hộ sáng chế do AI tạo ra

20 Tháng Một, 2020
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận bưởi Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

31 Tháng Mười Hai, 2019
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể

31 Tháng Mười Hai, 2019
Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

Cách các cơ quan sở hữu trí tuệ sử dụng trí tuệ nhân tạo

31 Tháng Mười Hai, 2019
  • Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ

© 2018 Website được phát triển bởi: IPCommunication Team

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
  • Newsletter
  • Hỏi Đáp

© 2018 Website được phát triển bởi: IPCommunication Team