Ngày 26/6/2019, Tòa án Hoa Kỳ tại Texas đã tìm thấy bằng chứng về việc Huawei ăn cắp bí mật kinh doanh của công ty chuyên về chất bán dẫn CNEX. Sự kiện này diễn ra chỉ một ngày trước khi công ty viễn thông của Trung Quốc tiết lộ rằng họ đã trả hơn 6 tỷ đô la phí bản quyền trong hai thập kỷ qua.
Năm 2017, công ty viễn thông Trung Quốc Huawei đã kiện CNEX vì tội chiếm đoạt bí mật kinh doanh và vì tội săn trộm nhân viên, cáo buộc một cựu nhân viên đồng sáng lập CNEX ăn cắp công nghệ. CNEX đã phản ứng lại bằng các yêu cầu phản tố, tuyên bố rằng Huawei đã tuyển dụng một giáo sư Trung Quốc để giúp đánh cắp bí mật kinh doanh từ công ty Mỹ.
Sau khi tìm ra các bằng chứng về hành động của Huawei, Tòa án Hoa Kỳ tại Texas đã đưa ra quyết định sẽ không chi trả bất cứ thiệt hại nào cho CNEX, nhưng đồng thời họ cũng khẳng định sự trong sạch của CNEX trong vụ việc này. Quyết định được đưa ra đã chính thức chấm dứt vụ tranh chấp bằng sáng chế và bí mật kinh doanh kéo dài 2 năm rưỡi.
Theo CNEX, một giáo sư người Trung Quốc thông đồng với Huawei để yêu cầu một trong những bảng mạch phòng thí nghiệm như một phần của dự án nghiên cứu mà ông đang thực hiện. CNEX cho biết, mặc dù thỏa thuận với vị giáo sư trên không cho phép ông tiết lộ thông tin về bảng mạch, các chi tiết về thông số kỹ thuật của bảng mạch đã được chuyển cho Huawei. Được biết Huawei lấy thông tin này nhằm phát triển một sản phẩm của họ là bộ điều khiển SSD, và hành động này đã vi phạm đến thỏa thuận giữa 2 bên về việc tiết lộ thông tin kĩ thuật của CNEX.
Bồi thẩm đoàn cũng bác bỏ các khiếu nại về hành vi chiếm đoạt bí mật thương mại của Huawei, nhưng đã nhận thấy rằng nhân viên cũ của họ đã không tuân thủ quy định về công bố thông tin bằng sáng chế của Huawei.
Thỏa thuận yêu cầu nhân viên cung cấp cho Huawei một bản sao hoàn chỉnh của mỗi đơn xin cấp bằng sáng chế mà anh ta đã nộp hoặc được đặt tên là nhà phát minh, trong một năm sau khi chấm dứt việc làm của anh ta.
Người phát ngôn của Huawei cho biết họ rất thất vọng với phán quyết của bồi thẩm đoàn: “Chúng tôi tin rằng tất cả các đổi mới đều xứng đáng được đối xử và bảo vệ như nhau, bao gồm cả những đổi mới được thực hiện bởi các công ty Trung Quốc như Huawei.”. “Chúng tôi vẫn có niềm tin vào hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, sự cởi mở của các thủ tục pháp lý và cam kết thực thi việc phân chia quyền lực. Chúng tôi sẽ đánh giá bản án này cũng như các bước tiếp theo có thể của chúng tôi.”
Ngày 27 tháng 6 vừa qua, Huawei đã phát hành một một bản báo cáo về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, đồng thời cảnh báo chống lại việc vấn đề này đang bị chính trị hóa.
Theo báo cáo, đổi mới sáng tạo và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nằm ở cốt lõi của sự thành công của Huawei trong hơn 30 năm qua.
Vào cuối năm 2018, Huawei đã được cấp 87.805 bằng sáng chế, trong đó 11.152 là bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2015, Huawei đã nhận được hơn 1,4 tỷ đô la doanh thu cấp phép sử dụng bằng sáng chế.
Trong hai thập kỷ qua, Huawei đã trả hơn 6 tỷ đô la tiền bản quyền để thực hiện hợp pháp hóa quyền sử dụng các tài sản trí tuệ của các công ty khác, với gần 80% trong số đó trả cho các công ty Hoa Kỳ.
Song Liuping, giám đốc pháp lý của Huawei, cho biết: “Vẫn như mọi khi, Huawei sẵn sàng chia sẻ công nghệ của chúng tôi với thế giới, bao gồm cả công nghệ 5G. Nó bao gồm các công ty Hoa Kỳ và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Cùng nhau, chúng ta có thể thúc đẩy ngành công nghiệp của chúng ta tiến lên và phát triển công nghệ cho cả nhân loại.”
Vào tháng 5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thêm Huawei vào danh sách đen thương mại trong bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Điều này đã được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đệ trình 23 cáo buộc hình sự đối với Huawei, bao gồm các cáo buộc rằng họ vận hành một hệ thống phần thưởng cho nhân viên để khuyến khích hành vi trộm cắp bí mật thương mại.
Tạ Tuấn Cường
Ảnh: Ndh