Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao toàn cầu nhằm tôn vinh các môn thể thao và thành phố, quốc gia đăng cai. Bên cạnh những lợi ích và cơ hội Thế vận hội mang lại cho những thành phố đó, cần phải lập ra một kế hoạch tổ chức chi tiết và thận trong nhiều năm. Quá trình này gắn liền với việc áp dụng mạnh mẽ chiến lược bảo hộ tài sản trí tuệ và được coi như một “Hành trình sở hữu trí tuệ”.
Hành trình sở hữu trí tuệ của mỗi kỳ Thế vận hội bắt đầu khoảng 10 năm trước khi sự kiện diễn ra. Trong mỗi giai đoạn, các tài sản trí tuệ được tạo ra, ủy quyền, mua lại hoặc được bảo mật theo các cách khác nhau.
Giai đoạn 1: Lựa chọn thành phố đăng cai tổ chức
Quá trình lựa chọn thành phố đăng cai bắt đầu khi các thành phố thuộc các quốc gia cùng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) tìm hiểu và bày tỏ sự quan tâm của họ trong việc đăng cai Thế vận hội.
Thông thường, các thành phố đăng cai sẽ đăng kýnhãn hiệuở giai đoạn đầu trong hành trình Olympic, trước khi quá trình ứng cử chính thức bắt đầu. Ví dụ: đã đăng ký nhãn hiệu cho Thế vận hội Olympic ở Tokyo 2020, Paris 2024, Bắc Kinh 2022 và Los Angeles 2028.
Tương tự như vậy,tên miềnđược đăng ký thuộc cấp cao nhất mã quốc gia và cấp cao chung. Ví dụ: các thành phố ứng cử viên cho Thế vận hội mùa đông Olympic năm 2026 đã có tên miền: www.stockholmare2026.com vàwww.milanocortina2026.coni.it. Mục đích là để duy trì hệ thống trực tuyến và ngăn chặn mọi hành vi lạm dụng tên miền (cybersquatting) liên quan đến một thành phố đăng cai tiềm năng.
Các thành phố tham gia vào quá trình ứng cử chính thức sẽ gửi một hồ sơ ứng cử, trong đó bao gồm kế hoạch chi tiết về việc tổ chức Thế vận hội, cung cấp thông tin về các hoạt động văn hóa, thông tin tài chính và kỹ thuật liên quan và kế hoạch truyền nhiệm cho các kỳ thế vận hội sau. Bao gồm:
- danh mục các tác phẩm văn học, nghệ thuật sáng tạo kèm theo các tác phẩm nghe nhìn được bảo hộ quyền tác giả;
- kiểu dáng, biểu tượng, khẩu hiệu có liên quan và đủ điều kiện bảo hộ, với tư cách là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
- dữ liệu liên quan đến các môn thể thao được đề xuất, thậm chí việc biên soạn, quản lý và sắp xếp chúng cũng có thể đủ điều kiện để được bảo vệ bản quyền.
Kỳ họp IOC cuối cùng sẽ bầu chọn thành phố đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic. Tất cả tài sản trí tuệ liên quan đến các ứng cử viên sẽ được bảo vệ bằng quyền sở hữu trí tuệ và trở thành một phần di sản của thành phố chủ nhà. Các thành phố ứng cử viên cũng cam kết chuyển giao bất kỳ tri thức nào có được khi đăng cai cho các ứng cử viên đăng cai trong tương lai.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị
Sau khi được chọn, thành phố đăng cai tổ chức và Ủy ban Olympic Quốc gia ký “Hợp đồng thành phố đăng cai” (HCC). Từ đó thiết lập kế hoạch thương mại cho Thế vận hội trên cơ sở của IOC và Ủy ban Paralympic Quốc tế. Đồng thời, quyền sử dụng các tài sản được bảo hộ quyền SHTT sẽ được cấp cho các tổ chức hỗ trợ tài chính và quảng bá Thế vận hội.
Để đáp lại sự hỗ trợ đó, các tổ chức được cấp nhiều quyền độc quyền khác nhau, bao gồm quyền tiếp thị trên toàn thế giới, quyền phát sóng, quyền tiếp đón, quyền cung cấp và các lợi ích tài trợ khác. Đồng thời họ được cấp giấy phép sử dụng các Vòng tròn Olympic (là biểu tượng Olympic), Kho lưu trữ Olympic và các tài sản sở hữu trí tuệ được bảo hộ liên quan đến biểu tượng, linh vật hoặc logo.
Việc sáng tạo, truyền bá các tác phẩm văn học và nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa của nước sở tại sẽ được bảo hộ bản quyền. Các buổi biểu diễn văn hóa – âm nhạc, khiêu vũ, kịch nghệ thuật đặc trưng cũng được bảo hộ quyền liên quan.
Giai đoạn 3: Đăng cai Thế vận hội
Ngọn đuốc – biểu tượng của Thế vận hội Olympic được thắp sáng và đếm ngược trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic. Ngọn đuốc này được thiết kế đặc biệt cho từng kỳ Thế vận hội sẽ được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và trong một số trường hợp, được bảo hộ bản quyền và bằng sáng chế. Từ đây, ngọn lửa sẽ vượt qua Hy Lạp đến nước chủ nhà, trước khi đến Sân vận động Olympic, nơi đặt Vạc lửa Olympic (vạc lửa cũng được bảo vệ bởi quyền SHTT) trong thời gian diễn ra Lễ khai mạc.
Các buổi lễ tại Thế vận hội Olympic sẽ là sự bùng nổ tuyệt vời của màu sắc và âm nhạc. Những sự kiện này cho phép quốc gia đăng cai thể hiện bản sắc và truyền thống văn hóa độc đáo của mình, trong khuôn khổ các giao thức nhất định. Sẽ có vô số tài sản trí tuệ được bảo hộ trong những buổi trình diễn.
Ngoài ra, các buổi lễ còn thể hiện cam kết của nước chủ nhà đối với SHTT trong việc duy trì các điều khoản của Hợp đồng thành phố đăng cai, bằng cách tuân thủ và tôn trọng các quyền SHTT của bên thứ ba – tất cả những tổ chức có liên quan tới mọi sự kiện của Thế vận hội, như việc được phát sóng cho người xem trên toàn cầu.
Để bảo vệ tính toàn vẹn và tính độc nhất của Thế vận hội, cùng với di sản, Ban tổ chức thế vận hội (OCOG), các thành phố đăng cai và Ủy ban Olympic Quốc gia cung cấp quyền và thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: OCOG phải đảm bảo rằng tất cả các tác phẩm nghệ thuật – bao gồm cả âm nhạc được ghi lại hoặc trực tiếp, bản nhạc, dàn dựng, ảnh, bản ghi âm nghe nhìn và các nội dung khác được sử dụng trong các buổi lễ hoặc các sự kiện khác, bao gồm các cuộc thi như trượt băng nghệ thuật – luôn sẵn sàng sử dụng.
Tương tự, OCOG phải đảm bảo rằng tất cả các chủ sở hữu quyền liên quan đều được trả thù lao cho những tiết mục của họ tại các địa điểm tổ chức Olympic và trên các mạng phát sóng
Cuối cùng, các quyền liên quan sẽ bảo vệ tài sản của các đài truyền hình, cho phép các nền tảng truyền hình, kỹ thuật số và truyền thông toàn cầu được phát sóng. Nhờ các đài truyền hình nắm bản quyền, Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trên thế giới. Bởi vậy, các tổ chức truyền thông phải trả những khoản tiền đáng kể để được độc quyền chiếu. Những quyền liên quan mà họ được hưởng rất quan trọng vì chúng cho phép họ trang trải chi phí phát sóng và thu hồi vốn đầu tư.
Tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ
Doanh thu có được thông qua chiến lược của IOC trong việc sử dụng quyền SHTT cho các vận động viên cá nhân, Ủy ban tổ chức, Ủy ban Olympic quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế và các tổ chức thể thao khác. Các quỹ này cũng hỗ trợ thể thao ở các quốc gia mới nổi và đảm bảo số lượng tối đa người dân trên thế giới được xem Thế vận hội Olympic. IOC đạt được điều này thông qua việc bán bản quyền phát sóng, bằng cách kiểm soát và hạn chế việc thương mại hóa Thế vận hội cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác tiếp thị Olympic.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để đảm bảo chúng ta có thể tạo ra doanh thu, từ đó phân phối lại vì lợi ích của thể thao và vận động viên trên toàn thế giới. Nhờ các đài truyền hình nắm giữ bản quyền Olympic, Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trên toàn cầu.
Có thể nói, hành trình sở hữu trí tuệ trong một kỳ Thế vận hội Olympic, từ nước chủ nhà đến với từng người theo dõi qua các nền tảng phát sóng là cả một quá trình dài. Trong đó, Sở hữu trí tuệ là nhân tố quan trọng để bảo hộ cho mọi tài sản trí tuệ, cũng như mang lại doanh thu cho các bên tổ chức. IOC chỉ giữ lại 10% trong tổng số doanh thu để chi trả chi phí hoạt động của việc điều hành Thế vận hội Olympic. 90 phần trăm còn lại thuộc về các tổ chức đã hỗ trợ việc tổ chức Thế vận hội Olympic, thúc đẩy sự phát triển thể thao trên toàn thế giới và thúc đẩy các giá trị Olympic. Mỗi ngày, IOC phân phối hơn 3,4 triệu USD để hỗ trợ các vận động viên và các tổ chức thể thao ở mọi cấp độ trên toàn thế giới. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có các khoản tiền được tạo ra từ việc sử dụng chiến lược các tài sản SHTT trong khi tổ chức Thế vận hội Olympic
Nguồn: www.wipo.int.
Biên soạn: Việt Anh