Theo một báo cáo mới từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), công bố vào ngày 20 tháng 6, nước Ý bị mất đến 25 tỷ euro (29 tỷ đô la) trong doanh thu do hàng giả và hàng nhái từ thời trang mỹ phẩm đến thực phẩm trong năm 2013.
Ước tính tổng giá trị hàng giả được bán trên toàn thế giới lên đến hơn 35 tỷ euro (40,7 tỷ đô la) trong năm 2013, tương đương với 4,9% tổng doanh số sản xuất của Ý.
Tổng số tiền “chi cho hàng hiệu” được trả bởi những người tiêu dùng nhầm lẫn lên tới gần 2 tỷ euro (2,3 tỷ đô la) trong năm 2013, theo như báo cáo cho biết.
OECD nói thêm rằng các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Ý chủ yếu được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông, với các thiết bị điện tử và đồ da là một trong những loại hàng giả được làm giả nhiều nhất.
Trên toàn cầu, thương mại hàng giả có giá trị gần nửa nghìn tỷ đô la một năm, trong đó thương hiệu từ Hoa Kỳ, Ý và Pháp là những thương hiệu được nhắm mục tiêu nhiều nhất bởi hàng giả.
“Ý sản xuất các sản phẩm có giá trị cao và mang lại lợi ích đáng kể từ tài sản trí tuệ và nhãn hiệu”, nhưng điều này làm cho các thương hiệu Ý “đặc biệt dễ bị tổn thương do hàng giả và vi phạm bản quyền”.
Năm 2003, Ý đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại việc sử dụng nhãn “made in Italy” và các hình ảnh hoặc nhãn hiệu khác có thể bị nhầm lẫn suy ra nguồn gốc Ý cho sản phẩm không xuất xứ từ Ý.
Phạm Quang Hưng