• Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ
Thứ Tư, Tháng Chín 27, 2023
IPC.NET.VN
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia
No Result
View All Result
IPC.NET.VN
No Result
View All Result
Home Tin quốc tế

Châu Á dẫn đầu đăng ký bằng sáng chế

Châu Á dẫn đầu đăng ký bằng sáng chế
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Trong năm 2018, lần đầu tiên số lượng đơn đăng ký sáng chế ở Châu Á đã chiếm hơn một nửa số đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) – sự tăng trưởng đáng kể này đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, đánh dấu một kỷ lục mới trong Sở hữu trí tuệ thế giới

Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) của WIPO đã thông qua con số kỷ lục (250.000) hồ sơ đăng ký năm 2018, tăng 3,9% so với năm 2017, trong khi hệ thống Madrid chỉ có 61.200 đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, tăng 6,4%. Hệ thống Hague của WIPO về kiểu dáng công nghiệp đã tăng 3,7 % năm 2018, đạt 5,404 đơn.

Số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế PCT nhiều nhất năm 2018 thuộc về các nhà sáng chế Hoa Kỳ. Theo sát là Trung Quốc và dự kiến Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong vòng hai năm tới theo như xu hướng hiện tại.

Tổng giám đốc WIPO cho biết “Tính đến thời điểm hiện tại, Châu Á đang chiếm phần lớn số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế Quốc tế tại WIPO. Đây là dấu ấn  quan trọng đối với khu vực phát triển nền kinh tế năng động, đánh dấu sự thay đổi lịch sử của hoạt động đổi mới từ Tây sang Đông.”

Bằng sáng chế (Hiệp ước hợp tác sáng chế – PCT)

Năm 2018,  số đơn đăng ký tại Hoa Kỳ đã lên đến 56.142 đăng ký PCT, theo sau là các đơn đăng ký đến từ Trung Quốc (53.345) và Nhật Bản (49.702). Đức và Hàn Quốc lần lượt xếp thứ tư và thứ năm, với 19.883 và 17.014 đơn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia duy nhất có thu nhập trung bình trong số 15 quốc gia đăng ký đơn PCT. Hơn một nửa trong số tất cả các đơn đăng ký PCT được nộp vào năm 2018 đến từ Châu Á (50,5%). Bên cạnh đó Châu Âu (24,5%) và Bắc Mỹ (23,1%) chiếm khoảng một phần tư.

Các tin khác

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

BÁO CÁO CHỈ SỐ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI: Đơn đăng ký nhãn hiệu tăng đột biến trong năm 2020 bất chấp dịch bệnh trên toàn cầu

Trong số 15 quốc gia hàng đầu, Ấn Độ (+ 27,2%) và Phần Lan (+ 14,7%) là hai quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2018. Trung Quốc (+ 9,1%) và Hàn Quốc (+ 8%) cả hai đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù tỷ lệ của Trung Quốc là thấp nhất kể từ năm 2002. Anh tăng 1,3% , với năm năm tăng trưởng không bị gián đoạn. Ngược lại, Hà Lan (-6,6%), Pháp (-1,2%) và Hoa Kỳ (-0,9%) đã thể hiện sự sụt giảm.

Công ty viễn thông Huawei Technologies tại Trung Quốc đã đạt kỷ lục khi đã công bố 5.405 đơn PCT. Theo sau đó là Mitsubishi Electric. Tiếp đó là Corp của Nhật Bản (2.812), Intel Corp của Mỹ (2.499), Qualcomm Inc. của Hoa Kỳ (2.404) và ZTE Corp của Trung Quốc (2.080).

ZTE Corp là ứng viên đứng đầu năm 2016, hiện nay đã giảm 29,8% số lượng hồ sơ PCT. Danh sách 10 ứng viên hàng đầu bao gồm sáu công ty từ Châu Á, hai từ Châu Âu và hai từ Hoa Kỳ.

Trong số các tổ chức giáo dục, Đại học California là thành viên sử dụng Hệ thống PTC lớn nhất năm 2018 với 501 hồ sơ, một lần nữa khẳng định vị trí hàng đầu mà nó đã nắm giữ từ năm 1993. Theo sau là Viện Công nghệ Massachusetts (216) xếp thứ hai, tiếp theo là Đại học Thâm Quyến (201) , Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc (170) và Đại học Harvard (169). Trong số các lĩnh vực công nghệ, truyền thông kỹ thuật số (chiếm 8,6%) đã vượt qua công nghệ máy tính (8,1%). Theo sau hai lĩnh vực này là máy móc điện (7%), công nghệ y tế (6,7%) và vận tải (4,6%). Trong số 10 công nghệ hàng đầu, vận tải (+ 11,3%), truyền thông kỹ thuật số (+ 10,1%) và chất bán dẫn (+ 9,8%) là những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2018.

Nhãn hiệu (Hệ thống Madrid)

Số lượng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Quốc tế lớn nhất sử dụng hệ thống Marid là các đơn đến từ Hoa Kỳ (8.825) tiếp theo là các đơn đăng ký tại Đức (7.495), Trung Quốc (6.900), Pháp (4.490) và Thụy Sĩ ( 3.364).

Trong 15 quốc gia đứng đầu, Hàn Quốc (+ 26,2%), Nhật Bản (+ 22,8%), Hoa Kỳ (+ 11,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (+ 10,2%) đã  ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Ngược lại, Úc (-2,4%) và Áo (-0,1%) là hai quốc gia có ít đơn đăng ký được nộp vào năm 2018 so với năm 2017.

Novartis AG của Thụy Sĩ đứng đầu danh sách với 174 đơn iếp theo là L’Oréal của Pháp (169), Daimler AG của Đức (129), Apple Inc. của Hoa Kỳ (87) và Henkel AG của Đức (86) . Novartis AG đã nộp thêm 78 đơn vào năm 2018 (so với 2017), đưa nó từ vị trí thứ tư lên vị trí đứng đầu.

Lĩnh vực được quan tâm nhất trong các đơn đăng ký quốc tế là máy tính và điện tử – chiếm 10,1% tổng số, tiếp theo là dịch vụ cho doanh nghiệp (8%) và dịch vụ công nghệ (6,7%). Trong 10 lĩnh vực đứng đầu, dịch vụ công nghệ (+ 13,8%) và các chế phẩm làm sạch (+ 12,9%) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Kiểu dáng công nghiệp (Hệ thống Hague)

Số lượng đơn đăng ký  Hệ thống Hague cho các đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp đã tăng 3,7% trong năm 2018, trong khi số lượng thiết kế đã giảm một chút (-0,7%). Tổng số đơn đăng ký lên đến 5.404 chứa 19.296 thiết kế.

Các đơn đăng ký tại Đức (3.964) tiếp tục trở thành người sử dụng lớn nhất của hệ thống thiết kế quốc tế, tiếp theo là những người ở Thụy Sĩ (2.510), Hàn Quốc (1.547), Pháp (1.454) và Hà Lan (1.382 ). Trong 10 quốc gia dẫn đầu, Hà Lan (+ 71,3%) và Nhật Bản (+ 52,6%) có mức tăng trưởng nhanh nhất, trong khi Hoa Kỳ (-22,2%) giảm mạnh.

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là diễn đàn toàn cầu về chính sách, dịch vụ, thông tin và hợp tác sở hữu trí tuệ. Đây chính là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, hỗ trợ 191 quốc gia thành viên phát triển khung pháp lý Sở hữu trí tuệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. WIPO cung cấp dịch vụ kinh doanh để có được quyền sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia và giải quyết tranh chấp.Bên cạnh đó WIPO còn cung cấp các chương trình để giúp các nước đang phát triển hưởng lợi từ việc sử dụng IP, quyền truy cập miễn phí vào các ngân hàng kiến ​​thức độc đáo về Sở hữu trí tuệ.

Vũ Thị Quế

Nguồn: WIPO

Content Protection by DMCA.com
Previous Post

Billie Eilish vướng vào vụ đạo nhái nhân vật hoạt hình

Next Post

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa” cho sản phẩm muối ăn

Next Post
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa” cho sản phẩm muối ăn

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa” cho sản phẩm muối ăn

Huawei bị điều tra về ăn cắp bí mật kinh doanh

Huawei bị điều tra về ăn cắp bí mật kinh doanh

  • Xem nhiều
  • Comments
  • Mới nhất
Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

Truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” và vụ tranh chấp bản quyền 12 năm

28 Tháng Sáu, 2021

Tranh chấp nhân vật trong “Thần đồng đất Việt” đã đi đến hồi kết

29 Tháng Sáu, 2021
Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

Trí tuệ nhân tạo và bản quyền

29 Tháng Sáu, 2021
Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

Bộ phim Coco: bài học về bản quyền

28 Tháng Sáu, 2021
「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

0

Xây dựng thương hiệu dựa vào tài sản trí tuệ: lời khuyên của các chuyên gia

0

Taylor Swift bị cấm biểu diễn âm nhạc của chính mình

0
Trung Quốc phản đối các cáo buộc “ăn cắp” tài sản trí tuệ

Trung Quốc phản đối các cáo buộc “ăn cắp” tài sản trí tuệ

0
「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

28 Tháng Một, 2022

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

28 Tháng Một, 2022
Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

24 Tháng Mười Hai, 2021
Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

14 Tháng Mười Hai, 2021
Xem tất cả

TIN MỚI NHẤT

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

「MẠNG XÃ HỘI: BẢN QUYỀN THẬT TRONG THẾ GIỚI ẢO」- “Nghiệp” Content Creator và những chuyện chưa kể: Sự kết hợp đầy thú vị giữa bản quyền và content creator trong cùng một webinar?

28 Tháng Một, 2022

NFT (non-fungible tokens) và bản quyền

28 Tháng Một, 2022
Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

Sở hữu trí tuệ và Thanh niên: Đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn

24 Tháng Mười Hai, 2021
Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”

14 Tháng Mười Hai, 2021
  • Về chúng tôi
  • Lên hệ quảng cáo
  • Chính sách & Thỏa thuận
  • Liên hệ

Nội dung được phát triển bởi: IPCOMMUNICATION TEAM

Đăng ký kinh doanh số: 0106317310

Địa chỉ: F101, Trường Đại học Ngoại thương, số 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tel: +84 24 629 197 81

Email: info@ipc.net.vn

Người chịu trách nhiệm về nội dung: Bà NGUYỄN THU HƯƠNG

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 2422 do Sở Thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội cấp ngày 24/06/2021

Ghi rõ nguồn ipc.net.vn khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin trong nước
  • Tin quốc tế
  • Case Study
  • Góc chuyên gia

Ghi rõ nguồn ipc.net.vn khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này