Cơ quan Khoa học Công nghiệp và Công nghệ Nhật Bản
Vào cuối những năm 1950, sợi carbon polyacrylonitrile, được phát triển trước đây ở Viện Nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia Nhật Bản, Osaka (GIRIO), sau này là Kansai, chi nhánh khu vực của Cơ quan Khoa học Công nghiệp và Công nghệ (AIST). Mặc dù không còn cái tên GIRIO (sau khi được đặt tên lại là AIST Kansai vào năm 2001), nhưng nó đã từng là một phần quan trọng trong tổ chức nghiên cứu Nhật Bản và đóng góp cho những tiến bộ công nghệ của Nhật Bản từ những năm 1876.
GIRIO đã và đang hoạt động dưới tên AIST Kansai – Trụ sở nghiên cứu lớn thứ 2 Nhật Bản. Được thành lập vào năm 1920 như một Viện nghiên cứu cộng đồng, GIRIO được thành lập để cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau ở vùng Kansai, đặc biệt cho những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Những nỗ lực nghiên cứu ban đầu của GIRIO đặt trọng tâm vào nền công nghiệp dệt sợi và những phát triển như sợi carbon là một mối quan tâm đặc biệt của tổ chức. Toàn bộ những nghiên cứu của GIRIO tập trung vào vấn đề cung cấp các sản phẩm cho chất lượng cuộc sống cao hơn và đảm bảo an toàn an ninh công cộng.
Nghiên cứu và phát triển
Điểm khởi đầu của sợi carbon là polyme than chì, một dạng tinh khiết của cacbon, nơi các nguyên tử được sắp xếp thành các tấm lục giác – nó phát triển kéo dài đến cuối thế kỷ XIX, khi Thomas Edison cacbon hóa sợi tre để sử dụng làm dây tóc trong sợi đốt bóng đèn bằng cách tạo hình và sau đó nung chúng ở nhiệt độ cao. Những loại sợi này lúc đầu cực kỳ kém hiệu quả, và sau đó dây vonfram, một loại vật liệu hiệu quả hơn nhiều, sớm thay thế tất cả các sợi cacbon trong bóng đèn điện.
Không có quá nhiều nỗ lực nghiên cứu và phát triển sợi carbon (R&D) cho đến những năm 1950, khi Union Carbide Corporation (UCC), một công ty sản xuất sợi ánh sáng điện từ Hoa Kỳ, bắt đầu nghiên cứu thay thế dây vonfram bóng đèn và ống chân không gần cuối Thế chiến II. UCC đã phát triển thành công một dạng carbon đúc hữu cơ thương mại, nhưng carbon ở dạng sợi được cho là gần như không thể phát triển do gặp khó khăn cực lớn trong việc sản xuất sợi graphite. Tất cả điều này đã thay đổi vào năm 1956, khi UCC bắt đầu sử dụng rayon (một loại polymer được sản xuất bằng cellulose, như bông, sau này trở thành loại sợi quần áo phổ biến) làm thành phần cơ bản cho sợi carbon. Năm 1958, Tiến sĩ Roger Bacon, một nhà khoa học tại UCC, đã phát hiện ra “những chiếc râu graphite” trong các sợi rayon có thể được xử lý để thành sợi carbon, và điều này báo trước sự khởi đầu của sự phát triển sợi carbon hiện đại.
Trong khi nghiên cứu rayon đang phát triển ở Mỹ, các nhà nghiên cứu trên khắp Thái Bình Dương đã phát triển ngành công nghiệp sợi carbon của riêng họ dựa trên PAN, một loại polymer tổng hợp hiếm khi được sử dụng trong các ứng dụng thương mại. PAN đã được chứng minh là một polymer khó để sử dụng, và các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã vượt qua những khó khắn đó sau khi nỗ lực không thành công trong việc tạo ra các sợi mô-đun cao. Tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu GIRIO đã thấy một cơ hội mà người Mỹ đã loại đi. Kể từ khi thành lập, carbon đã là một trong những trụ cột chính của các hoạt động R & D của GIRIO. Ngay sau Thế chiến II, R&D của GIRIO tập trung vào những cải tiến như tăng mật độ carbon các sản phẩm và sản xuất vật liệu carbon cho các lò phản ứng hạt nhân. Năm 1952, Tiến sĩ Akio Shindo gia nhập GIRIO và được phân công vào bộ phận R&D carbon.
Vào thời điểm đó, ông không nghĩ rằng nghiên cứu của ông sẽ tìm thấy bất kỳ ứng dụng công nghiệp nào, nhưng ngay cả như vậy, mục tiêu của ông là cố gắng tạo ra thứ gì đó hữu ích cho xã hội. Vào tháng 4 năm 1959, Tiến sĩ Shindo đã đọc ” Machine Design “, một tờ báo công nghiệp Nhật Bản, cố gắng tìm kiếm thông tin mới và hữu ích cho nghiên cứu của ông. Sau 7 năm làm việc trong bộ phận R&D của Carbon tại GIRIO, một bài báo đã lọt vào mắt anh. Nó mô tả sự phát triển của sợi carbon được tạo ra bởi rayon bởi Công ty Carbon Quốc gia của Hoa Kỳ (National Carbon). Bị hấp dẫn bởi tiềm năng mà loại vật liệu này nắm giữ, ông bắt đầu tìm kiếm mục đích sử dụng mới cho nó.
Tiến sĩ Sindo bắt đầu nghiên cứu của mình vào tháng 5 năm 1959, chỉ một tháng sau khi đọc bài viết về sợi carbon rayon. Hoạt động R&D sớm là điều bình thường, tuy nhiên Tiến sĩ Shindo không mất quá nhiều thời gian để khám phá những lợi thế của một sợi carbon được thực hiện với PAN. Các tính chất hóa học, tính chịu nhiệt cao, tính chất không ăn mòn của loại vật liệu này có nghĩa là nó có thể được sử dụng làm vật liệu chống cháy và cũng như vật liệu lọc cho khí nhiệt độ cao và các axit, kiềm khác nhau. Kết hợp với tính dẫn điện cao của nó, ông cũng nhận ra rằng nó có thể được sử dụng như một bộ tản nhiệt hồng ngoại hoặc dây tóc ống chân không. Tính chất xơ, linh hoạt của vật liệu cũng có nghĩa là nó có thể được sử dụng trong một loạt các thiết bị điện.
Ban đầu dự án được phân loại R&D “bình thường”, do đó các quỹ bị giới hạn, một vài tháng sau dự án nghiên cứu của ông được phân loại lại thành “đặc biệt” do kết quả đáng mong đợi. Điều này đem đến một dòng vốn cần thiết từ GIRIO, và dự án đã được mở rộng. Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu và phát triển đã tăng từ 6 đến 10 nhà nghiên cứu toàn thời gian, ngoài ra còn có các nhân viên hỗ trợ khác. Vào tháng 9 năm 1959, Tiến sĩ Shindo đã phát triển thành công quy trình tạo ra sợi carbon PAN.
Trước sự phát triển của quá trình này, các ngành công nghiệp và chính phủ ở nhiều nước công nhận rằng một vật liệu sợi carbon sẽ có vô số các ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, các dự án nghiên cứu trong suốt những năm 1940 và 1950 ở châu Âu và Bắc Mỹ chỉ có thể tạo ra các sản phẩm từ carbon hoặc than chì, và một sản phẩm dạng cacbon vẫn còn ở ngoài tầm với. Việc khám phá ra rayon như một nguyên liệu cho sợi carbon tạo ra động lực và tiềm năng lớn, nhưng trên thực tế hóa ra lại rất kém hiệu quả, vì năng suất sản xuất carbon từ rayon nhỏ hơn 20%. Sợi carbon dựa trên PAN giới thệu một chiều hướng hoàn toàn khác đến với công việc sản xuất sợi carbon, như quy trình của Tiến sĩ Shindo đã tạo ra một sản phẩm có năng suất carbon từ 50% và 60%. Ngoài năng suất cacbon hiệu quả hơn, sợi carbon được sản xuất với PAN dễ sản xuất hơn sợi carbon được làm từ rayon.
Một lợi thế đáng kể của sợi carbon PAN là nó không bị giới hạn với hình dạng hai chiều, mà nó có thể được tạo thành các hình dạng ba chiều khác nhau và vẫn giữ được các tính chất có giá trị như độ bền kéo và khả năng chịu nhiệt của nó. Khi các sản phẩm sợi carbon đầu tiên đang được làm bằng rayon, PAN đã nhanh chóng thay thế nó, và sợi sản xuất từ rayon bây giờ chiếm ít hơn 10% tổng lượng sợi carbon sản xuất. Chất lượng vượt trội của sợi carbon PAN thể hiện qua việc nó phù hợp với nhiều ứng dụng, chẳng hạn như các bộ phận và thân máy bay quân sự và thương mại, cấu trúc ngành hàng không vũ trụ, pin lithium, đồ thể thao và vật liệu gia cố kết cấu cho ngành xây dựng. Số lượng lớn các ứng dụng mà sợi carbon PAN mang lại đã giúp ngành công nghiệp sợi carbon phát triển bùng nổ trong thập niên 1970, và bước tiến của tiến sĩ Shindo đã tạo ra những ứng dụng khả thi mà một thời đã bị cho rằng là không thể.
Sáng chế
Đỉnh cao nghiên cứu của Tiến sĩ Shindo là sự phát triển quy trình sử dụng PAN như một tiền chất – thành phần cơ bản – cho sợi carbon. Tiến sĩ Shindo đã phát hiện rằng PAN có tính ổn định nhiệt lớn. Sự ổn định này có nghĩa rằng PAN có thể giữ lại phần lớn carbon trong thành phần của nó sau quá trình carbon hóa, và sản phẩm sợi sau đó sẽ khỏe hơn, linh hoạt hơn và chịu nhiệt tốt hơn bất kỳ loại sợi carbon nào khác. Cùng với sự phát hiện đó, ông đã phát minh ra quy trình dùng PAN như một tiền chất của sợi carbon.
Quy trình của tiến sĩ Shindo bao gồm một số bước quan trọng. Đầu tiên, làm sạch, PAN sau khi loại bỏ những chất gây ô nhiễm được kết hợp với những loại nhựa khác nhau sau đó tách ra thành sợi. Trước khi carbon hóa, sản phẩm sợi cần được để ổn định bằng việc để chúng ở nhiệt độ 250°C từ 30-120 phút. Sau đó chúng được đưa nung nóng trong nhiệt độ cao gần 1000°C trong một vài phút – đó chính là quá trình carbon hóa. Sau quá trình đó, sợi PAN được chuyển thành than chì (carbon kết tinh cao) bằng cách giải phóng Ni-tơ và Hidro trong chúng dưới dạng ammonia và axit hydrocyanic. Kết quả là một sản phẩm carbon than chì hóa ở dạng sợi. Một sự phát triển quan trọng trong quá trình này là khi Tiến sĩ Shindo phát hiện ra rằng sợi carbon PAN có thể đạt được đến chất lượng cao hơn nếu quá trình gia nhiệt được thực hiện không phải trong lò kín mà ở trong môi trường không khí.
Thêm vào đó, sợi carbon PAN đã đóng góp nhiều cho những phát minh và sáng chế sau này ở nhiều nước khác nhau, bao gồm công nghệ cải tiến được phát triển bởi Trụ sở Máy bay Hoàng gia Anh, được công nhận bằng sáng chế vào năm 1963 và ngay sau đó được cấp phép cho nhiều công ty bao gồm Rolls-Royce, Morgan Crucible, và Courtaulds (Trường Kinh tế Luân Đôn, 2012).
Quản lý quyền sở hữu trí tuệ
Vào thời điểm phát minh của Tiến sĩ Shindo, GIRIO không có sự tiếp cận cụ thể đối với việc cấp bằng sáng chế tại chỗ. Tuy nhiên, sự việc càng trở nên đáng chú ý hơn khi ông Tadashi Sengoku trở thành Tổng giám đốc của GIRIO vào tháng 8 năm 1958. Ông Sengoku đã đặt trọng tâm quan trọng vào quyền sở hữu trí tuệ (IPPs) và những bằng sáng chế từ dự án nghiên cứu của GIRIO bắt đầu tăng lên.
Khi quyết định xem sáng chế nào sẽ được đăng kí bảo hộ, chính sách của GIRIO được dựa trên một số nhân tố quan trọng. Đầu tiên, mỗi nhà nghiên cứu độc lập đều có quyền quyết định mỗi đề tài nghiên cứu của họ có cần đến sự bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ hay không. Vào thời điểm phát triển sợi carbon PAN, Nhật Bản vẫn đang lao đao sau những hậu quả của thế chiến thứ 2. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản, viện nghiên cứu Quốc gia và cộng đồng giơi nghiên cứu khoa học đã quyết định đưa tài năng của họ vào để giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển, đưa đất nước cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những nhà nghiên cứu như tiến sĩ Shindo vì vậy mà cũng chú trọng nhiều hơn vào phát triển những phát minh có thể trở thành sản phẩm hữu ích và chuyển giao cho các công ty để thương mại hóa, qua đó kích thích nền kinh tế Nhật Bản, nâng cao mức sống người dân và nâng Nhật Bản lên tầm thế giới.
Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của tiến sĩ Shindo khi ông lần đầu tiên phát hiện ra rằng PAN có thể dùng như một tiền chất sợi carbon. Mối quan tâm của ông cũng phù hợp với chiến lược nghiên cứu bao quát chung của GIRIO, trong khi bất kỳ quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ nào cũng cần có sự quản lí phê duyệt thì đối với một sáng chế có tầm ảnh hưởng sâu rộng như sợi carbon PAN được đem vào phát triển là điều đương nhiên. Như trường hợp nghiên cứu sợi carbon PAN, sự đánh giá sáng chế và quyết định tìm đến sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thúc đẩy bởi mong muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích, quyết định chắc chắn của những nhà quản lý và nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Shindo cùng với chính sách của GIRIO trong thời gian đảm bảo bằng sáng chế cho các phát minh có tính ứng dụng công nghiệp cao. Bởi vì sáng chế của tiến sĩ Shindo là một quy trình mới mang ý nghĩa thương mại lớn, cả GIRIO và tiến sĩ Shindo đều nhận ra rằng áp dụng bằng sáng chế là một điều rất cần thiết. Nó cho phép các công nghệ được cấp phép, tạo ra tính cạnh tranh trên thị trường và củng có sự phát triển kinh tế đất nước.
Bằng sáng chế
Cân nhắc về các mục tiêu và dựa vào cấu trúc quản lý IP của GIRIO vào thời điểm đó, Tiến sĩ Shindo đã chủ động nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho quy trình sợi carbon PAN của mình vào tháng 9 năm 1959 tại Văn phòng sáng chế Nhật Bản (JPO) và quốc tế. Bằng sáng chế đã giúp GIRIO đạt được mục tiêu của mình bằng nhiều cách. Với hình thức đầu tiên là thông báo công nghệ này ra với công chúng, bằng sáng chế khơi dậy sự quan tâm của các công ty và cung cấp cho GIRIO nhiều sự lựa chọn về đối tác. Đồng thời cũng thúc đẩy các công ty suy nghĩ về những hình thức nghiên cứu và phát triển mới các sản phẩm mà họ có thể tạo ra. Thứ hai, việc bảo vệ bằng sáng chế đã cho GIRIO khả năng thực hiện chuyển giao công nghệ chính thức với với đối tác được chọn. Điều này sẽ không chỉ mang lại doanh thu bổ sung thông qua việc cấp phép, mà còn cho Tiến sĩ Shindo và đồng nghiệp của mình cơ hội làm với các nhà nghiên cứu nội bộ của công ty được cấp phép, tiếp xúc với các khía cạnh của cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển của họ.
Chuyển giao quyền sử dụng
Tại thời điểm sợi carbon PAN được phát triển, mặc dù GIRIO hoạt động theo chủ đề chung về thúc đẩy công nghệ công nghiệp thông qua nghiên cứu và phát triển nhưng lại không hề có chính sách thương mại hóa, cấp phép hoặc chuyển giao công nghệ tại chỗ. Nhiều công ty bắt đầu thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu của riêng mình và tận dụng các kênh trao đổi thông tin miễn phí không chính thức có sẵn tại GIRIO để thử nghiệm và có được những ý tưởng sáng tạo cho các sản phẩm mới. Môi trường chuyển giao công nghệ thông thường này làm giàu thêm lợi ích thương mại trong nghiên cứu của GIRIO. Nhận thấy sự cần thiết phải có một số cơ quan về chuyển giao công nghệ chính thức, năm 1961 GIRIO thành lập Văn phòng tư vấn công nghệ (TCO), cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và tham vấn cho các công ty có nhu cầu thương mại hóa các dự án nghiên cứu và phát triển khác nhau. Với sự sáp nhập chính thức của GIRIO vào AIST năm 1967, những nhà sáng lập đã thực hiện các chính sách bồi dưỡng và thúc đẩy chuyển giao công nghệ của họ. Sự thay đổi về tổ chức này đã cho GIRIO một sự thúc đẩy đáng kể trong việc tạo điều kiện thương mại hóa nhiều công nghệ hơn.
Sau khi sáp nhập, GIRIO đã phải đối mặt với một số lựa chọn. Bắt đầu xây dựng một công ty mới, tạo ra một trụ sở chính thức, hoặc cấp giấy phép cho một công ty khác. Dựa theo mục tiêu của GIRIO, Tiến sĩ Shindo và các nhà nghiên cứu khác đã biến những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của họ thành sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn giúp kích thích nền kinh tế Nhật Bản, bằng cách chuyển giao công nghệ thông qua các thỏa thuận cấp phép với các công ty đã được thành lập.
Trong khoảng thời gian Tiến sĩ Shindo nghiên cứu sợi carbon PAN, Tokai Electrode và Nippon Carbon cũng tiến hành nghiên cứu phát triển các sản phẩm sợi carbon. Cả hai công ty đều khá dày dặn kinh nghiệm về sợi carbon và rất vui mừng về những cơ hội mà sợi carbon PAN mang lại. Cả hai công ty được TCO và GIRIO chuyển giao công nghệ sợi carbon PAN bằng cách cấp cho họ giấy phép không độc quyền cho bằng sáng chế được cấp vào năm 1959.
Thật không may cho Tokai Electrode và Nippon Carbon, sự mạo hiểm của họ vào việc phát triển sợi carbon PAN không thành công ngay lập tức như những gì đã hy vọng. Trong khi cả hai công ty đều có kinh nghiệm đáng kể về sợi carbon, thế nhưng họ cũng không có khả năng sản xuất sợi PAN, điều kiện tiên quyết của thành công. Đồng thời, Toray Industries (Toray), và sau đó là nhà sản xuất sợi tổng hợp lớn nhất Nhật Bản, cũng trở nên quan tâm đến công nghệ sợi carbon PAN. Năm 1961, Toray đã mở một cơ sở nghiên cứu và sản xuất sợi carbon mới và đến năm 1962 đã bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng mới cho các loại sợi carbon khác nhau.
Toray có công nghệ để sản xuất mà Tokai Electrode và Nippon Carbon không có, và kết quả là vào năm 1970, công ty này cũng đã ký một thỏa thuận cấp phép cho quy trình sợi carbon PAN với GIRIO. Nhận thức được tiến trình mà Tokai Electrode và Nippon Carbon đã thực hiện, Toray đã thương thảo một thỏa thuận với hai công ty trong đó kết quả nghiên cứu và phát triển bổ sung của họ vào thương mại hóa sợi carbon PAN sẽ được bán cho Toray để đổi lấy tiền bản quyền.
Thương mại hóa
Chiến lược của Toray là trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sợi cacbon PAN bằng cách lấy giấy phép công nghệ từ GIRIO, tự phát triển sản phẩm, li xăng chéo sản xuất với UCC. Trong những ngày đầu sử dụng sợi cacbon, nó được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị quân sự, chủ yêu bới sức bền, chịu nhiệt và chống ăn mòn. Toray phải tìm ra cách ứng dụng sợi cacbon vào những vật dụng khác có tính thương mại hơn. Ngành hàng không thương mại nhanh chóng nhận ra được tiềm năng của sợi cacbon và nó nhanh chóng trở thành vật liệu quan trọng nhất của ngành công nghiệp này. Toray cố gắng đa dạng hóa ứng dụng của nó bằng cách phát triển các loại đồ vật như áo giáp, dây neo tàu, dây câu cá và găng tay tự vệ.
Trong những năm đầu, Toray tập trung vào thiết kế dây chuyền sản xuất và sản xuất ra loại sợi cacbon PAN có chất lượng cao nhất. Tất cả thay đổi vào tháng 10 năm 1972 khi mà Gay Brewer – một vận động viên golf chuyên nghiệp người Mỹ vô địch giải Taiheiyo Club Masters, một trong những giải đấu uy tín nhất ở Nhật Bản thời ấy. Báo cáo lại, thân gậy đánh golf của Brewers được làm bằng sợi cacbon từ một công ty startup có tên Aldila. Bài báo nhận định rằng chính cây gậy đã đem lại cho Brewer những lợi thế và đưa anh đến chiến thắng. Thông tin này đã làm thúc đấy các sản phẩm làm bằng sợi cacbon, và Toray đã nhanh chóng lên kế hoạch sản xuất gậy đánh golf bằng cacbon vào năm 1973. Giữa năm 1973 và 1974, nhu cầu về sợi cacbon tăng nhanh khiến nhà máy sản xuất 5 tấn 1 tháng của Toray chạy hết công suất. Cuối 1974, Toray sản xuất 13 tấn sợi cacbon PAN 1 tháng và công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất của mình sang các sản phẩm khác như là vợt tennis và cần câu cá. Công ty trở thành nhà cung cấp đứng đầu thế giới về sợi cacbon PAN.
Thành tựu kinh doanh
Công nghệ chuyển hóa của sợi cacbon PAN đã thúc đẩy Toray cũng như Nhật Bản trở thành người dẫn đầu ngành công nghiệp sợi cacbon toàn thế giới. Toray trở thành một trong những công ty cung cấp sợi cacbon lớn nhất thế giới và chứng kiến sự tăng trưởng liên tiếp trong ngành công nghiệp này hơn 3 thập kỉ. Năm 2011, lĩnh vực sợi cacbon của Toray chiếm tới hơn 4% doanh thu ròng hơn 19 tỉ USĐ của công ty này. Toray có 5 nhà máy sản xuất sợi cacbon, 2 ở Nhật, 2 ở Mỹ và 1 ở Pháp với công suất hơn 17 000 tấn sợi cacbon PAN cũng như các sợi cacbon khác trong 1 năm.
Chuyển giao quy trình sản xuất sợi cacbon thông qua cấp phép không chỉ mang lợi ích cho Toray hay những công ty khác mà còn cho nên kinh tế của Nhật Bản. Do sự sụt giảm của sợi tơ nhân tạo mà được làm từ sợi cacbon và sự vượt trội về chất lượng đã được kiểm chứng của sợi cacbon PAN, sản phẩm này đã được sử dụng chủ yếu ở tất cả các sản phẩm sử dụng sợi cacbon. Các công ty Nhật Bản như Toray, Mitsubishi Rayon Co., Ltd và Toho Tenax Co., Ltd cung cấp xấp xỉ 80% sợi cacbon khắp thế giới. Thị trường sản phẩm này phát triển xấp xỉ 15% mỗi năm và nhu cầu về các sản phẩm sử dụng sợi cacbon PAN cao chưa từng thấy. Chuyển giao công nghệ đã giúp Nhật Bản trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp thế giới và là nhân tố cho sự phục hồi nền kinh tết nước này trong thập kỉ 1970 và 1980.
Một ngành công nghiệp được hồi sinh
Khi bài báo về sợi cacbon thu hút sự chú ý của bác sỹ Shindo năm 1952, ông không thể tưởng tượng được rằng chỉ trong 10 năm, ông đã phát minh ra 1 quá trình báo hiệu sự hồi sinh của cả 1 nền công nghiệp và phát triển nền kinh tế Nhật. Bằng việc khuyến khích môi trường nghiên cứu thúc đẩy các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hữu hình của con người và sự vận dụng có hiệu quả cơ chế IP, các tổ chức nghiên cứu có thể tạo ra các thành công tương tự.