Thế giới mà chúng ta đang sống đã thay đổi vượt qua sự mong đợi trong thập kỷ qua do sự chuyển đổi mạnh mẽ của kỹ thuật số.
Phần lớn sự chuyển đổi này có tác động tích cực nhưng nó cũng vô tình làm tăng cơ hội cho hàng giả gây giảm niềm tin của người tiêu dùng và gia tăng sự đau đầu cho nhà sản xuất đầu tư cho thương hiệu và nhãn hiệu.
Mặc dù tác hại của hàng giả không mới, nhưng số lượng hiện đã đạt mức đáng kinh ngạc 1,2 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu và thực tế có khả năng cao hơn nhiều. Công bằng mà nói việc kiểm soát hàng giả đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Các tổ chức nhận ra họ đang đứng trước một ngã rẽ. Nhiều tổ chức đã chi hàng tỷ đô la để chuyển đổi kỹ thuật số, bị thu hút bởi mong muốn theo kịp nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng và các công ty kỹ thuật số đầu tiên khác. Họ muốn tách ra và thay thế cơ sở hạ tầng tốn kém.
Nhưng mấu chốt là họ bị tổn hại nghiêm trọng bởi sự gia nhập thị trường của điện thoại nên các công ty cần phải giành lại quyền kiểm soát và bảo vệ nhãn hiệu của họ.
Blockchain có thể trả lời cho câu hỏi đó. Dựa trên mật mã phức tạp, blockchain cung cấp một bản ghi cố định, không thể sửa hay thay đổi nên nó không có chỗ cho bất kỳ loại gian lận nào trong suốt chuỗi cung ứng.
Từ đầu đến cuối
Bởi vì blockchain xen việc bảo mật vào chính dữ liệu, cung cấp một bản kiểm toán đầy đủ mà mọi người đều có thể thấy nên nó có thể là một giải pháp hoàn hảo cho việc quản lý nhãn hiệu. Việc cung cấp một bản kiểm toán sẽ đủ minh bạch và thông minh vượt xa khả năng của việc nhận biết truyền thống.
Trong chuỗi cung ứng, blockchain cho phép các khối thông tin gắn với số nhận dạng để có thể theo dõi khi các mục di chuyển dọc theo chuỗi. Điều này tạo ra một bản về bằng chứng giả mạo có thể kiểm tra trong thời gian thực về hành trình của sản phẩm, từ “dặm đầu tiên” đến khách hàng.
Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng tại mỗi nút để theo dõi tiến trình của mặt hàng và giải phóng các khoản thanh toán cho chủ hàng hoặc nhà cung cấp khi đạt được các mốc quan trọng mà không cần phải hòa giải thủ công và bất kể có bao nhiêu bên tham gia vào chuỗi cung ứng.
Một miếng bánh lớn
Doanh số thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng lên 4,48 nghìn tỷ đô la vào năm 2021 , cao hơn gấp đôi giá trị của chúng một vài năm trước. Nhưng do việc làm giả ngày càng tăng nên nó đang trở thành một miếng bánh lớn mà ngành công nghiệp nhãn hiệu cần bảo vệ.
Mặc dù bề ngoài nó có vẻ không quan trọng, nhưng nếu người tiêu dùng mua phải hàng giả thì việc kiện tụng có thể gây thiệt hại rất cao.
Giải pháp cho điều này là các công ty triển khai công nghệ blockchain trong một lớp tích hợp của các hệ thống để cung cấp một bản kiểm toán và giúp hệ thống nguyên vẹn.
Blockchain có thể được sử dụng để theo dõi các bộ phận và xuất xứ dịch vụ và đảm bảo tính chính xác của hàng hóa. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ hàng giả vào chuỗi cung ứng và gây tổn hại đến uy tín thương hiệu.
Huỳnh Thị Hà (TBO)
Nguồn hình ảnh: freepik