Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) có thể là trở thành trụ cột cho sự tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ trong tương lai nên chính phủ nước này đang cố gắng thúc đẩy việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của họ.
Các doanh nghiệp nhỏ vì không đủ vốn nên thường không ưu tiên việc bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình. Dù việc sở hữu chúng giúp các doanh nghiệp nhỏ trong phát triển kinh doanh thông qua tiếp thị, phát triển sản phẩm và tăng vốn tài chính với cấp phép và nhượng quyền thương mại.
MSMEs luôn có thể bị các thương nhân gian lận khai thác, pha loãng quyền. Vì vậy, chính phủ đã cố gắng khuyến khích các MSMEs và doanh nghiệp khởi nghiệp nộp đơn đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ
MSMEs có vai trò quan trọng trong sự sáng tạo của một nền kinh tế. Việc sử dụng tối ưu tài sản trí tuệ, danh mục đầu tư và giá trị thương hiệu giúp MSMEs tăng giá trị thị trường. Việc bảo vệ tài sản trí tuệ giúp mua lại vốn mạo hiểm, tăng khả năng tiếp cận tài chính, ngăn chặn vi phạm tiềm ẩn và biến ý tưởng thành tài sản kinh doanh với giá trị thị trường thực tế.
Không bảo vệ các quyền này khiến người khác có thể sử dụng và tung ra các thương hiệu, sản phẩm tương tự gây nhầm lẫn cho người mua, từ đó ngăn cản doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế.
Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ còn có hiệu quả trong việc tăng giá trị thương hiệu của MSMEs trong con mắt của các nhà đầu tư, ngân hàng, người được cấp phép tiềm năng, … Do cuộc cách mạng công nghệ thông tin nên các tài sản vô hình từ như bí quyết cho đến ý tưởng, nhãn hiệu, thiết kế trở nên có giá trị hơn tài sản vật chất. Tài sản trí tuệ giống như tất cả các loại tài sản khác, có thể sử dụng để thế chấp trong lúc cần thiết.
Tổng quan MSMEs
MSMEs đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia và cung cấp giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội khác, hơn nữa cũng có thể là xương sống cho các doanh nghiệp tăng trưởng ở hiện tại và tương lai. MSMEs đã tạo ra hơn 50 triệu việc làm và chiếm 8% GDP.
Tuy nhiên, MSMEs cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành công nghiệp tiên tiến có trụ sở tại Ấn Độ hoặc các công ty nước ngoài đến Ấn Độ thông qua các hiệp định thương mại tự do. Một số thách thức lớn đối với MSMEs là tài chính, tiếp thị không hiệu quả, công nghệ lỗi thời và chất lượng nguyên liệu kém. Vì vậy, chính phủ đã thực hiện các bước để thúc đẩy phát triển MSMEs như khả năng tín dụng, cải thiện chất lượng và hỗ trợ tiếp thị. Chính phủ cũng đưa ra sáng kiến “Standup India” để tạo ra nhận thức về thương hiệu của MSMEs và thúc đẩy bảo vệ tài sản trí tuệ.
Hiện đại hóa hồ sơ nhãn hiệu
Luật về nhãn hiệu mới 2017 đã cung cấp sự tổ chức hợp lý hơn, hiệu quả và thân thiện với người dùng hơn đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bằng cách giảm số lượng các mẫu đơn được sử dụng để nộp đơn và khuyến khích nộp đơn điện tử để cắt giảm chi phí. Với việc nộp hồ sơ điện tử, số lượng lỗi nhập dữ liệu của các bằng sáng chế được giảm xuống bằng không, đồng thời đảm bảo ghi chép phù hợp, giúp xúc tiến, tinh giản việc truy tố các bằng sáng chế và chỉnh sửa với tốc độ nhanh hơn.
Huỳnh Thị Hà (TBO)
Nguồn hình ảnh: IVisa